Thiết bị diệt khuẩn, tiêu độc, làm sạch Rau quả - Thực phẩm trong Bếp ăn Công nghiệp - Tập thể (50-100 Kg/h)
Các cách thường được áp dụng: 1. Khô (thích hợp với một số loại Rau “lồng bồng” và Quả vỏ nhẵn, nhất là loại các quả có phấn, có vỏ ngấm nước không cho phép làm ướt): Xông khí ôzôn khô hoặc ẩm trực tiếp tới rau quả chưa rửa đặt trên giàn đỡ trong nhà xây hoặc trong tủ kính
2. Nửa ướt (thích hợp với một số loại Rau “lồng bồng” và Quả vỏ nhẵn): Phun rửa rau quả bằng nước ngậm ôzôn đặt trên các giá đỡ, khay 2.1- Kiểu ngang trong hầm nổi, các khay đặt trên băng xích tải di động 2.2- Kiểu đứng trong tháp đặt đứng ,có cơ cấu rung, đảo …
3. Ngập nước - áp dụng với Rau lá mềm, quả dễ dập với: - Thiết bị sục khí ozone (hiệu suất thấp chỉ 8-15%) - Thiết bị tạo sóng với bơm nước kèm bộ trộn kiểu Venturi Injector (hiệu suất trung bình ~ 40-60%) - Thiết bị phun hỗn hợp khí ôzôn và nước (50:50) áp lực cao bằng Bơm trộn ozone chuyên dụng đúc bằng thép SS 316 với kết cấu đặc biệt : khí ozone hút vào bên cửa nạp, tiếp tục được cánh bơm đánh tơi rồi nén, phun ra bên cửa đẩy. Sóng của hỗn hợp chứa các bọt khí ôzôn rất nhỏ 25-30 micron (hiệu suất cao trên 95%) – rất thích hợp với các loại Rau Quả bề mặt không nhẵn, có nhiều khe, nổi được trên nước
4. Liên kết hợp - áp dụng bất đắc dĩ với một số trường hợp ô nhiễm nặng và sâu: gồm các công đoạn: khô - nhúng ngập - nửa ướt và thực hiện ôxy hóa sâu (AOP) liên hoàn trong các môi trường nước điện giải (nước sạch pha thêm muối ăn hoặc Bicacbonat natri (PH ~8) hay axit xitric (PH~ 6), dùng ôzôn nồng độ cao đến 5% (~70 g/m3) - Dù áp dụng cách nào cũng cần dùng ôzôn sạch đủ lượng, đủ nồng độ và sau xử lý, hoặc trước khi đem sử dụng cần ngâm rửa tráng lại bằng nước sạch.
BỂ XỬ LÝ
Các thiết bị chính:
- Bể xử lý: Dài 2m x Rộng 0,8m x Cao 0,8m - Xây, ốp lát gạch men trắng. Đáy bể có chỗ xả nước và cặn bẩn - Máy ôzôn: loại A-Ozone kiểu S10A (10g/giờ ~10g/m3 ) hoặc S12 (12g/giờ ~12g/m3) - Bơm nước li tâm: 1,1 kVA - Ống trộn kiểu Venturi-Injector (1 chiếc đặt bên cửa hút hoặc 6 chiếc đặt bên cửa đẩy ngay sát Bể rửa, mỗi Injector cần kèm theo Van một chiều và Bộ thoát nước) - Nguồn nước: Nước máy, nước sạch - Bể lọc Dài 0,6 m x Rộng 0,8 m x Cao 0,8m với vải lọc và lưới xây sát bể rửa, phía trên vách ngăn giữa 2 bể có rãnh cho nước tràn từ bể rửa sang bể lọc, đáy bể lọc có chỗ xả nước và cặn bẩn - Bơm nước li tâm: 1,1 KW lưu lượng ở 30 Kpa ~ 5 M3/giờ

QUY TRÌNH XỬ LÝ

KỸ THUẬT KHAI THÁC & QUY TẮC AN TOÀN
1. Phía đáy Bể xử lý cần đặt dàn bẳng Tre hoặc Thép Inox số 304 hay 314 cách đáy 10 cm để cách li cặn bẩn
2. Sọt đựng rau phải thoáng, có nắp chặn rau, đan bằng Tre hoặc hàn từ lưới thép Inox số 304 hay 314. Kích thước, trọng lượng sọt cần phù hợp và quai xách cần thuận tiện cho việc thao tác vận chuyền
3. Trong 2 mẻ đầu nên xử lý lâu hơn (khoảng 20 phút), các mẻ tiếp theo chỉ cần khoảng 5-10 phút (tùy theo loại rau và tình trạng ô nhiễm của rau)
4. Nên ngừng chạy máy khi cho rau vào và vớt rau ra.
5. Luôn luôn bổ xung nước mới sạch và tháo xả nước cũ (10-15% mỗi mẻ). Sau mỗi mẻ xử lý, sau mỗi ca làm việc, cần quan sát toàn bộ hệ thống, nhất là rọ ngăn rác, lớp lọc …làm sạch ngay nếu bị tắc.Thay toàn bộ nước ngay khi thấy nước bẩn. (nước biến mầu hay sụt giảm nhanh ORP, …) Sau mỗi ca làm việc hoặc mỗi khi chuyển đổi xử lý loại rau khác dù nước còn trong nhưng cũng vẫn thay toàn bộ. Nước xả ra có thể chảy thẳng ra cống thoát nước ngầm hoặc xuống ao nuôi cá, đem tưới cây
6. Xung quanh bể phải thoáng. Bể nên có nắp đậy (có thể làm khung căng bạt nilon) để hạn chế lượng ôzôn dư thoát ra ngoài làm giảm hiệu quả xử lý và ít nhiều gây độc cho người vận hành máy khi hít phải. Nồng độ an toàn theo quy định mới của OSHA là 0,05 ppm nếu tiếp xúc liên tục 8 giờ
7. Khi tiếp xúc trực tiếp với nước tích chứa Ozone nồng độ cao, thường gặp ở cuối giờ hay khi trời nóng, máy chạy liên tục … Công nhân vận hành phải được hướng dẫn, hạn chế đứng quá gần, đứng cuối luồng gió, … và nên mang kính bảo hộ, khẩu trang có lớp hấp phụ bằng than hoạt tính. Trường hợp cọ rửa vệ sinh bể nên mang găng tay cao su, ủng cao su,.
8. Trên cơ sở các tài liệu liệu tham khảo, xưởng cần có xét nghiệm kết quả để đúc rút các kinh nghiệm thực tế, đề ra các quy phạm xử lý cụ thể tương thích cho từng loại rau khai thác thu mua từ các khu vực hay các thời điểm khác nhau.
9. Số liệu tham khảo của nước ngoài: - Sát khuẩn Coliform, E-Coli, S-faecalis lượng khuẩn 500.000-1.000.000 con/ 1mL: Khi nồng độ 0,1g/m3 thời gian 15 giây, 0,3 g/m3 - ngay tức khắc. - Diệt nang, bào tử và khuẩn đồng hành, vô hiệu hóa virus viêm tuỷ xám MV, LE chống lây nhiễm ở nước có pH 6-8, nhiệt độ ~200C, lượng khuẩn 500.000-1.000.000 con/ 1mL, nồng độ 0,15 g/m3 cần 4 phút. - Trừ khử ít nhiều tàn lưu các chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng độc hại: Cloramphenicol, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Vancomycin, Metronidazole, Norfloxacin, floxacin, Dafsone … cần nồng độ 0,1 – 0,3 g/m3 trong 5- 20 phút (tùy theo mức độ độc nhiễm)
10. Cần có tủ điện điều khiển chung cho hệ thống. Trong tủ cần lắp Aptomat chống giật đủ hiệu lực (dòng phản ứng 30 mA, thời gian tác động 0,05 giây). Đặt tủ trên cao, nơi khô ráo, dưới chân có bệ cách điện, nhưng tốt nhất là dùng các loại công tắc cảm ứng hay bộ điều khiển không dây từ xa.
11. Trong quá trình vận hành, nếu có sự cố gì bên trong các máy, không nên tự ý tháo sửa, hãy liên hệ tới nơi cung cấp máy yêu cầu tư vấn, bảo hành, bảo trì, sửa chữa.
THÍ NGHIỆM & ĐO KIỂM
Kết quả chính xác nhất là kiểm tra với các mẫu đại diện của từng mẻ rau sau mỗi lần xử lý tại các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên làm vậy thật phiền phức, tốn kém Trên thực tế các cơ sở chuyên doanh thường tự tổ chức một bộ phận xét nghiệm nhanh tại chỗ bằng cách đo kiểm một số thông số, chỉ tiêu đặc trưng nhất, so sánh tương đương với các mẫu đã mang đi xét nghiệm … Do vậy với mỗi chủng loại rau chỉ cần đưa đi xét nghiệm 2 lần (trước và sau xử lý), lấy kết quả làm mẫu và làm căn cứ tham chiếu cho quá trình xử lý về sau
1. Thường ngâm mẫu rau trước xử lý trong nước sạch …dùng các loại thuốc thử để phát hiện độc tố hoặc áp dụng phương pháp đo COD và BOD ….Ghi chép chi tiết rồi chọn một số loại tiêu biều ở cực đại, trung bình, cực tiểu … lập bảng theo dõi.
2. Tiến hành rửa xử lý theo quy trình với các chế độ ôxy hóa khác nhau, đặc trưng bới lượng ôzôn và nồng độ ôzôn thực tế tham gia xử lý (ôzôn tan trong nước) hay chênh lệch nồng độ ôzôn và thời gian xử lý. Các quá trình diễn ra rất phức tạp phụ thuộc nhiều yếu tố như: Nhiệt độ nước, độ pH, ORP, loại rau, thành phần nước (những vi lượng chất có loại kìm hãm, có loại xúc tác đẩy nhanh tác dụng), … nên phải theo dõi thống kê và tự đúc rút theo kinh nghiệm, tự xác định quy trình tối ưu để công nhân áp dụng
Một số thiết bị dụng cụ đơn giản thường được dùng để theo dõi, điểu chỉnh quá trình xử lý: - Máy đo chỉ tiêu nước loại đa năng, hiện số để bàn, chính xác cao: đo pH, ORP, TDS, Nhiệt độ … (kết nối với máy tính, máy in …) giá khoảng 4-7 triệu đồng (chưa kể hóa chất phục hồi đầu cảm biến). Tuy nhiên chỉ cần dùng loại cầm tay (< 1,8 triệu đồng), đủ chính xác lại đỡ phiền phức, chỉ cần rửa nước sạch và lau sạch sau khi đo
Các thiết bị nhiều ít tùy theo yêu cầu và dự kiến đầu tư của đơn vị: - Chai lọ bình đong, cân (điện tử) , thước, kính lúp, kính hiển vi , Vải lọc giấy lọc …… - Máy lọc nước RO loại 10 Lít/giờ ( 3-3,2 triệu đồng / chiếc) - Máy vắt li tâm - Máy xay rau (có thể dùng máy xay sinh tố) - Hóa chất thử ôzôn trong nước (bằng phương pháp so màu với thuốc thử KI chẳng hạn) và một số hóa chất phân tích khác - Một số bộ KIT chuyên dụng thử một số chỉ tiêu ………
CLEAN JSC
|